Các chỉ số cần theo dõi khi triển khai chương trình app tích điểm

Đối với nhiều thương hiệu, chương trình khách hàng thân thiết và app tích điểm đã trở thành công cụ không thể thiếu giúp giữ chân khách hàng và tăng số lần mua hàng lặp lại. Nhưng làm thế nào để biết được liệu chương trình app tích điểm của bạn có thực sự hiệu quả và tạo ra được chuyển đổi mong muốn? Đó là khi các chỉ số thể hiện sức mạnh của nó. 

Việc theo dõi các chỉ số của app tích điểm không chỉ giúp thương hiệu đánh giá được mức độ thành công của chương trình khách hàng thân thiết này, mà còn hỗ trợ thương hiệu trong việc nắm bắt nhu cầu khách hàng, từ đó tạo ra những chiến lược tiếp thị hiệu quả hơn. 

dau-la-cac-chi-so-do-luong-khi-trien-khai-app-tich-diem

Đâu là các chỉ số dùng để đo lường hiệu quả của app tích điểm? @appsflyer 

1. App tích điểm là gì? Vì sao doanh nghiệp cần triển khai chương trình app tích điểm 

1.1 App tích điểm là gì? 

App tích điểm là ứng dụng điện thoại di động được sử dụng trong các chương trình khách hàng thân thiết Loyalty. Ứng dụng này có chức năng tích điểm cho người mua hàng hoặc sử dụng dịch vụ của thương hiệu để đổi quà. Mục đích chủ yếu của app tích điểm là để giữ chân khách hàng, tăng tỉ lệ quay lại mua hàng cũng như lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu 

1.2 Vì sao doanh nghiệp cần triển khai chương trình app tích điểm? 

 Là một loại hình phổ biến của chương trình Loyalty, app tích điểm cũng đồng dạng sở hữu những ưu điểm và lợi ích mà chương trình này mang lại, gồm có: 

  • Tăng động lực mua hàng cho khách hàng 
  • Tăng tỉ lệ giữ chân khách hàng và tỉ lệ quay lại mua hàng 
  • Tăng mức độ nhận diện thương hiệu và lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu 
  • Thu thập dữ liệu khách hàng từ đó tạo ra các chiến lược tiếp cận khách hàng có hiệu quả hơn 
  • Giúp cải thiện hành trình khách hàng và chăm sóc khách hàng tốt hơn 
app-tich-diem-ho-tro-xay-dung-thuong-hieu-va-ban-hang

App tích điểm hỗ trợ xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh số bán hàng @taptap 

2. Các chỉ số cần theo dõi khi triển khai chương trình app tích điểm 

Giá trị trọn đời của khách hàng (Customer Lifetime Value – CLV) 

Đây là chỉ số giúp thương hiệu nắm được giá trị của một khách hàng trong suốt thời gian họ mua sắm và “ở lại” với thương hiệu. Khi triển khai app tích điểm hiệu quả, nó sẽ có thể hỗ trợ thúc đẩy CLV bằng cách thu hút khách hàng chi tiêu nhiều hơn trong một khoảng thời gian dài. 

Tỉ lệ giữ chân khách hàng (Customer Retention Rate – CRR) 

CRR được tính bằng tỉ lệ phần trăm khách hàng tiếp tục mua sắm/sử dụng dịch vụ của thương hiệu trong một khoảng thời gian cụ thể. Tỉ lệ giữ chân khách hàng không chỉ cho thấy mức độ trung thành của khách hàng đối với thương hiệu, cũng như mức độ hiệu quả của chương trình app tích điểm. 

Giá trị trung bình của đơn hàng (Average Order Value – AOV) 

AOV phản ánh mức chi tiêu của khách hàng trên mỗi đơn hàng, đồng thời cũng giúp xác định xem các khách hàng tham gia chương trình app tích điểm có gia tăng quy mô giỏ hàng hay không. Tỉ lệ AOV thường tăng trưởng song song với tỉ lệ đổi thưởng, vì một chương trình app tích điểm hiệu quả sẽ thành công khuyến khích khách hàng chi tiêu nhiều hơn để tìm kiếm và đổi thưởng. 

gia-tri-trung-binh-cua-don-hang-la-chi-so-quan-trong

Giá trị trung bình của đơn hàng là chỉ số quan trọng để đo lường thành công của app tích điểm @alidropship 

Tỉ lệ tương tác (Engagement Rate – ER) 

Tỉ lệ tương tác đo lường mức độ khách hàng tích cực tương tác với chương trình khách hàng thân thiết của thương hiệu, bao gồm các hành động như kiếm điểm tích lũy Loyalty, tham gia chương trình khuyến mãi và đổi thưởng,… Và dù không phải là chỉ số đầu tiên được nhắc đến, tỉ lệ tương tác là một chỉ số quan trọng để đánh giá mức độ thành công của một app tích điểm. 

Tỉ lệ đổi điểm (Redeem Rate – RR) 

Tỉ lệ đổi điểm là một chỉ số quan trọng để đánh giá tính hiệu quả của app tích điểm. Chúng cho thấy mức độ hấp dẫn của phần thưởng trong chương trình Loyalty của thương hiệu.Tỉ lệ đổi điểm cao cho thấy khách hàng có hứng thú với phần thưởng. Đồng thời, việc sở hữu một tỉ lệ đổi điểm cao cũng đồng nghĩa với khả năng thành công trong việc thúc đẩy khách hàng mua hàng lặp lại, bởi nếu không có phần thưởng phù hợp để truyền cảm hứng, khách hàng có thể khó có động lực quay lại mua hàng hoặc tương tác với thương hiệu trong tương lai. 

Điểm quảng bá ròng (Net Promotion Score – NPS) 

Điểm NPS đo lường mức độ hài lòng tổng thể  và mức độ sẵn sàng quảng bá thương hiệu của khách hàng đối với app tích điểm nói riêng và chương trình Loyalty của thương hiệu nói chung. Điểm NPS cao chứng tỏ khách hàng đang hài lòng với chương trình app tích điểm của thương hiệu, với phần thưởng cũng như các hoạt động đổi điểm. Việc sở hữu điểm NPS cao cũng là một dấu hiệu tích cực cho thấy nhiều khách hàng sẽ có khả năng ủng hộ thương hiệu và trở thành khách hàng trung thành hơn. 

Bài viết trên đã cung cấp đến bạn thông tin cơ bản về app tích điểm, cũng như các chỉ số quan trọng để đo lường hiệu quả của một app tích điểm. Nếu bạn còn thắc mắc cần giải đáp liên quan đến việc thiết kế và xây dựng chương trình app tích điểm Loyalty, đừng ngần ngại liên hệ với TAPTAP để được tư vấn nhé! 

    Hãy để lại thông tin ngay hôm nay – chúng tôi sẽ liên hệ tư vấn giải pháp tối ưu, để giúp doanh nghiệp của bạn thu hút, giữ chân và gia tăng lượng khách hàng trung thành mỗi ngày!

    Bằng cách gửi biểu mẫu này, tôi đồng ý với các Điều khoản và điều kiện của TAPTAP.