Sampling, hay sampling marketing, là một trong những phương pháp được nhiều doanh nghiệp sử dụng và đã chứng minh được độ hiệu quả của mình trong những ngành hàng nhất định như F&B, FMCG,… Vậy, sampling là gì, có những hình thức phổ biến nào và có thể mang lại những giá trị gì cho doanh nghiệp sử dụng nó? Hãy cùng TAPTAP tìm hiểu qua bài viết sau nhé!

Sampling là một hình thức marketing hiện đại được nhiều doanh nghiệp lựa chọn @vietnamworks
1. Sampling là gì? Vì sao sampling marketing quan trọng?
Sampling là một hình thức marketing hiện đại sử dụng phương pháp phát các sản phẩm mẫu đến khách hàng tiềm năng để họ có cơ hội trải nghiệm sản phẩm, từ đó làm tăng khả năng mua hàng và thúc đẩy doanh thu.
Trên cơ sở sử dụng sampling marketing, doanh nghiệp có thể tiếp cận đến nhiều khách hàng tiềm năng hơn đồng thời ghi nhận phản hồi của họ để cải tiến sản phẩm sao cho phù hợp với nhu cầu khách hàng. Không chỉ vậy, khi triển khai sampling marketing tại các địa điểm đông người như siêu thị, sự kiện liên quan,… các chương trình này có thể mang về lượng lớn khách hàng mới – những người cảm thấy hài lòng sau khi dùng thử và sẵn sàng mua sản phẩm.
Một số định nghĩa phổ biến trong sampling marketing gồm:
- Population (tổng thể/quần thể): tổng số lượng khách hàng tiềm năng trong chiến dịch sampling của doanh nghiệp
- Sample (mẫu): một lượng khách hàng nhỏ hơn, có thể đại diện cho phần “tổng thể” phía trên
- Sampling (lấy mẫu): quy trình và phương pháp chọn mẫu

Sampling mô tả quy trình và phương pháp để chọn ra mẫu thử (sample) @voxco
2. Các hình thức sampling phổ biến
Các doanh nghiệp hiện đại, đặc biệt là những thương hiệu trực tuyến đang ngày càng sáng tạo hơn trong việc triển khai chiến dịch sampling của riêng mình. Hiện nay, có 5 hình thức sampling phổ biến được nhiều doanh nghiệp khách nhau sử dụng, gồm:
- Direct mail sampling (phân phối mẫu thử qua email): Một phương pháp khá trực tiếp và đơn giản. Thông thường, lời mời chào dùng thử sẽ được gửi trực tiếp qua thư (mail) và người dùng phải tốn một khoản phí vận chuyển nhỏ để dùng thử mẫu sản phẩm. Đây là dạng chương trình mẫu thử rất phổ biến ở các thương hiệu làm đẹp, việc trả một khoản tiền nhỏ tầm vài chục nghìn (đồng) để được thử trước khi cân nhắc mua hàng với mức giá vài triệu là hoàn toàn xứng đáng.
- Virtual product sampling (tạm dịch: phân phối mẫu thử qua thực tế ảo): đây là phương pháp được sử dụng để mang lại trải nghiệm kỹ thuật số “thật nhất” về sản phẩm của bạn. Phương pháp này được sử dụng nhiều trong ngành thời trang và người dùng có thể ngồi tại nhà mà vẫn có thể thử “ướm” thử các sản phẩm này. Không chỉ mang lại sự tiện lợi, hình thức phân phối mẫu thử này còn giúp tiết kiệm chi phí vận chuyển đáng kể.
- Product gifting (Tặng sản phẩm dùng thử): Một số nhãn hàng sẽ áp dụng hình thức gửi tặng sản phẩm đến các nhà sáng tạo nội dung trực tuyến/KOL/nghệ sĩ dưới dạng một món quà. Mục đích chính của việc này là để các nhà sáng tạo nội dung này dùng thử và chia sẻ về sản phẩm, từ đó tạo được tiếng vang và hiệu ứng trong cộng đồng người tiêu dùng. Với độ phổ biến của mạng xã hội hiện nay, đây được xem là một trong những phương pháp sampling thành công nhất.
- In-home ecommerce sampling (lấy mẫu thử TMĐT tại nhà): mua sắm trực tuyến trở nên phổ biến hơn bao giờ hết nhờ tính tiện lợi của nó, và nhu cầu được dùng thử của người dùng TMĐT cũng ngày một cao. Khác với với phương pháp tặng mẫu thử cho người nổi tiếng phía trên, việc tặng mẫu thử cho người dùng thường đi kèm với điều kiện mua hàng để thúc đẩy doanh số.
- Add-Ons & samples at checkout (mẫu thử quà tặng khi thanh toán): mẫu thử tặng kèm khi thanh toán mua hàng đã trở thành phương pháp phổ biến được nhiều doanh nghiệp triển khai thành công. Với phương pháp này, khách hàng có quyền chọn mẫu thử mình thích, tạo ra trải nghiệm cá nhân hóa khiến người dùng thích thú và tăng khả năng quay lại mua hàng so với các phương pháp tặng quà ngẫu nhiên.

Phân phối mẫu thử trực tuyến được nhiều doanh nghiệp hiện đại lựa chọn và triển khai thành công @peekage
3. Khi nào doanh nghiệp nên triển khai chương trình sampling?
Doanh nghiệp có thể cân nhắc triển khai chiến lược sampling khi cần lấy phản hồi/đánh giá của khách hàng về sản phẩm. Hoặc trong những đợt ra mắt sản phẩm mới, sampling marketing cũng được xem là một chiến lược để thúc đẩy nhận diện thương hiệu mạnh mẽ thông qua phương thức marketing truyền miệng (word of mouth).
Bên cạnh các điều kiện “cần” như trên, trước khi triển khai chương trình sampling, doanh nghiệp cũng cần hội tố các điều kiện “đủ” như:
- Sở hữu một sản phẩm chất lượng để khách hàng “thử nghiệm”: doanh nghiệp cần đảm bảo người dùng được trải nghiệm một sản phẩm/dịch vụ tốt trước khi các luồng ý kiến đánh giá bắt đầu được lan xa hơn. Một sản phẩm không đủ chất lượng có thể tạo ra phản ứng trái chiều và thậm chí là gây ra hiệu ứng ngược đối với sản phẩm/thương hiệu.
- Có đủ ngân sách để triển khai: ngân sách này bao gồm vận chuyển, xử lý, nhân sự và cả tiếp thị đến khách hàng. Ở thời điểm hiện tại, phương pháp digital sampling (tạm dịch: lấy mẫu kỹ thuật số) là giải pháp giúp doanh nghiệp tiết kiệm được kha khá chi phí cho chiến dịch sampling của mình.
- Chiến dịch sampling thực sự hữu ích và đi song song với chiến lược doanh nghiệp: đặc biệt là khi doanh nghiệp cần tăng độ nhận diện của thương hiệu hoặc sản phẩm, sampling sẽ là một giải pháp đáng cân nhắc. Điều duy nhất cần cân nhắc ở mục này là đảm bảo việc mở rộng kinh doanh sản phẩm của doanh nghiệp sở hữu mức độ khả thi nhất định.
- Doanh nghiệp ra mắt sản phẩm mới: chiến dịch sampling có thể thúc đẩy trong việc tạo tiếng vang cho một sản phẩm mới hoàn toàn, khiến người dùng biết đến, dùng thử và yêu thích sản phẩm của bạn hơn. Thậm chí, nếu sản phẩm đủ tốt hoặc mới lạ, bạn sẽ đẩy mạnh được doanh thu thông qua chương trình sampling và các hiệu ứng sau đó của chương trình này.

Sampling là một phương pháp marketing hữu hiệu nhằm tăng nhận diện thương hiệu @bazaarvoice
Hi vọng qua bài viết này, doanh nghiệp đã hiểu hơn về khái niệm sampling là gì cũng như các hình thức sampling phổ biến được nhiều doanh nghiệp lựa chọn hiện nay. Nếu doanh nghiệp bạn đang tìm kiếm một đơn vị cung cấp giải pháp sampling hiệu quả, TAPTAP chính là cái tên mà bạn cần cân nhắc.