Hãy tưởng tượng xem — một mê cung thử thách mà người chơi có thể kiếm điểm và phần thưởng khi họ điều hướng qua trò chơi. Người chơi có thể mở khóa huy hiệu, lên cấp và leo lên bảng xếp hạng. Đây là trải nghiệm điển hình của một trò chơi điện tử. Nhưng sẽ ra sao nếu khách hàng cũng có thể tận hưởng trải nghiệm này khi họ tham gia vào các chương trình khách hàng thân thiết của bạn?
Đó là cách mà gamification được đưa vào ứng dụng trong các chương trình Loyalty. Không chỉ hỗ trợ thương hiệu xây dựng mối liên hệ sâu sắc hơn với khách hàng , mà còn cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm thú vị. Trong bài viết này, TAPTAP sẽ cùng bạn đi tìm hiểu vai trò của việc ứng dụng gamification vào các chương trình Loyalty.

Gamification là một phần quan trọng khi xây dựng chương trình Loyalty hiện đại @cmarix
1. Vì sao cần sử dụng gamification khi thiết kế chương trình Loyalty?
Việc ứng dụng gamification vào thiết kế chương trình Loyalty mang lại nhiều lợi ích cho thương hiệu, bao gồm:
- Khai thác khía cạnh tâm lý của khách hàng: yếu tố gamification khiến người dùng có được một số cảm xúc như phấn khích, tâm lý muốn cạnh tranh, thành tích,… Những cảm xúc này của người dùng gắn liền với thương hiệu và sẽ khiến thương hiệu trở nên sinh động hơn, thân thiện hơn.
- Tối ưu chi phí: việc cân bằng giữa chi phí bỏ ra của chương trình Loyalty và giá trị của phần thưởng là một trong những thách thức lớn nhất mà doanh nghiệp cần giải quyết. Mà trong tình huống này, gamification có thể thu hút và khuyến khích khách hàng tham gia mà không cần cung cấp phần thưởng hữu hình. Các ưu đãi và phần thưởng ảo, các cấp bậc và tâm lý cạnh tranh ngược lại sẽ càng khiến cho khách hàng cảm thấy hứng thú và gắn bó với thương hiệu hơn.
- Tăng tương tác: Theo LoyaltyXpert, một khách hàng trung bình sẽ là đối tượng tiềm năng của 16.7 chương trình khách hàng thân thiết. Trong bối cảnh này, việc tìm ra giải pháp thu hút khách hàng và khiến họ sử dụng điểm tích lũy là điều rất khó khăn. Tuy nhiên, việc ứng dụng gamification vào các chương trình Loyalty những năm gần đây đã cho thấy tính hiệu quả của nó trong việc thu hút tương tác từ người dùng.
- Tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa người chơi, từ đó thu hút nhiều thành viên tham gia hơn, giúp doanh nghiệp dần tạo ra một cộng đồng người dùng sôi động và gắn kết hơn.

Gamification không chỉ giúp tạo hứng thú cho người dùng, mà còn hỗ trợ tăng tương tác cho chiến dịch Loyalty @citrusbits
2. Gamification mang lại lợi ích như thế nào cho chương trình Loyalty?
Các chương trình khách hàng thân thiết Gamification mang lại nhiều lợi ích như: thúc đẩy doanh số, nâng cao lòng trung thành của khách hàng và tạo ra lợi nhuận đầu tư ấn tượng cho doanh nghiệp.
Làm tăng mức độ nhận diện, mức độ tương tác và lòng trung thành với thương hiệu
Một nghiên cứu do Snipp Interactive thực hiện đã phát hiện ra rằng các doanh nghiệp kết hợp gamification vào chương trình khách hàng thân thiết của họ đã chứng kiến mức tăng trưởng 47% về mức độ tương tác, tăng trưởng 22% về lòng trung thành với thương hiệu và tăng trưởng 15% về nhận thức về thương hiệu. Những phát hiện của nghiên cứu này đủ để làm nổi bật những lợi ích quan trọng nhất của gamification trong các chương trình khách hàng thân thiết.
Cải thiện mức độ tiêu dùng và tỉ lệ quay lại của khách hàng
Ứng dụng gamification vào các chương trình Loyalty có thể giúp thúc đẩy khách hàng chi tiêu nhiều hơn. Bằng cách tích hợp các yếu tố gây nghiện vào các trò chơi trong chương trình, doanh nghiệp có thể khuyến khích khách hàng tăng giá trị đơn hàng trung bình và mua thêm để tích được nhiều điểm hơn, từ đó giúp tăng tỷ lệ giữ chân khách hàng và giảm tỷ lệ khách hàng rời bỏ.

Gamification khiến người dùng có hứng thú hơn với chương trình Loyalty, cải thiện tỉ lệ quay lại @mindinventory
Đẩy mạnh chia sẻ trên mạng xã hội
Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc ứng dụng gamification vào chương trình Loyalty có thể giúp thương hiệu đẩy mạnh tỉ lệ chia sẻ lên mạng xã hội lên đến 25%, đồng thời nâng tỉ lệ bình luận lên trên 13%. Không chỉ vậy, một số nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng các khách hàng tham gia vào những chương trình gamification có mức độ hoạt động trên mạng xã hội tích cực hơn so với những khách hàng không tham gia vào chương trình gamification loyalty.
Giúp doanh nghiệp hiểu hơn về hành vi người dùng
Đồng hành với các chiến dịch Loyalty, gamification hỗ trợ thương hiệu hiểu hơn về tệp người dùng của mình, đồng thời có được dữ liệu về hành vi, sở thích, đặc điểm,… Dựa trên những dữ liệu này, thương hiệu có thể dễ dàng thiết kế ra các chiến lược tiếp cận khách hàng hiệu quả hơn trong tương lai.
3. Các loại Loyalty gamification phổ biến
Thách thức, trở ngại và nhiệm vụ (Challenges, obstacles, and tasks)
Mặc dù nghe có vẻ trái ngược, nhưng những thách thức và trở ngại mang lại sự hài lòng và niềm vui. Người dùng cảm thấy hứng thú hơn khi đối mặt với những thách thức và tìm ra cách để vượt qua chúng.
Nhiều thương hiệu đã sử dụng những thách thức, trở ngại và nhiệm vụ trong chương trình khách hàng thân thiết của họ để khuyến khích khách hàng và thành viên chương trình hoàn thành nhiệm vụ và vượt qua những thách thức. Những chương trình khách hàng thân thiết như vậy mang lại cảm giác được đền đáp cho các thành viên.

Người dùng cảm thấy hứng thú khi đối mặt với những thách thức trong game @techrepublic
Cột mốc và chuỗi (milestones & streak)
Trong khi một số khách hàng và thành viên chương trình khách hàng thân thiết bị kích thích bởi các nhiệm vụ đầy thử thách, một số khác có thể không thích phiêu lưu hoặc cạnh tranh. Tuy nhiên, họ có thể sẵn sàng dành thời gian và sự chú ý của mình trong một vài trường hợp cụ thể để nhận phần thưởng.
Một ví dụ điển hình về chương trình khách hàng thân thiết theo cột mốc và chuỗi là đăng nhập vào ứng dụng chương trình khách hàng thân thiết trong một số ngày liên tiếp và giành được phần thưởng. Các sàn TMĐT như Shopee, Lazada và ứng dụng học tập như Duolingo đều đang áp dụng hình thức streak này.
Huy hiệu thành tích (Achievement badges)
Những huy hiệu thành tích ảo có thể mang lại nhiều động lực và nguồn cảm hứng cho khách hàng, kể cả khách hàng hiện tại và khách hàng mới. Mặc dù không mang lại giá trị hữu hình, các huy hiệu lại được săn đón cực kỳ nhiều, bởi chúng tạo cho người chơi cảm giác thích thú khi được gắn “huy hiệu danh dự” ngay cạnh tên mình.
Bảng xếp hạng và đội nhóm (Leaderboards and teams)
Bảng xếp hạng là một trong những loại hình gamification phổ biến được sử dụng trong các chương trình Loyalty hiện đại, là phiên bản online của bảng xếp hạng người dẫn đầu trong các cuộc thi. Bảng xếp hạng cho phép khách hàng thấy được thành tích của họ so với những người khác, từ đó thôi thúc tâm lý cạnh tranh và thúc đẩy người dùng ở lại, tương tác với ứng dụng lâu hơn.
Tại TAPTAP, chúng tôi cung cấp giải pháp Loyalty dành cho nhiều doanh nghiệp ở các lĩnh vực khác nhau. Nếu doanh nghiệp bạn đang muốn sử dụng các yếu tố gamification để xây dựng chương trình Loyalty của thương hiệu và mang đến cho khách hàng trải nghiệm độc đáo, hãy liên hệ với TAPTAP để được tư vấn bởi đội ngũ chuyên gia hàng đầu!