Newsbanner SME

3 hiểu lầm thường gặp về Loyalty cho doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME)

Quản lý khách hàng thân thiết (Loyalty management hay Loyalty) không phải là khái niệm mới, thậm chí thị trường ngày nay có rất nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp quản lý khách hàng thân thiết (“KHTT”). Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp, nhất là SME, vẫn còn khá ngần ngại trong việc triển khai Loyalty. Với kinh nghiệm tư vấn và cung cấp giải pháp Loyalty cho gần 200 thương hiệu lớn nhỏ trên cả nước, TAPTAP nhận thấy một số hiểu lầm về Loyalty thường thấy ở các SME. Hiểu lầm 1: Loyalty chỉ là sân chơi của doanh nghiệp lớn Quan điểm: Chỉ các doanh nghiệp lớn với lượng khách hàng “khủng” mới cần quản lý KHTT bài bản. SME nên tập trung vào mở rộng kinh doanh để tăng khách hàng và doanh thu (?) Thực tế: Khi doanh nghiệp càng mở rộng, dữ liệu khách hàng cũng lớn dần dẫn đến việc quản lý KHTT hiệu quả ngày một khó khăn và tốn kém. Nếu biết xây dựng và tận dụng dữ liệu KHTT từ sớm, các SME sẽ có được hiểu biết sâu sắc về khách hàng từ giai đoạn phát triển ban đầu, là cơ sở cho các chiến lược bứt phá. Hơn nữa, các khách hàng trung thành thường không ngần ngại “quảng cáo” đến người thân, bạn bè của mình (word-of-mouth), giúp doanh nghiệp gia tăng đáng kể số lượng khách hàng tiềm năng với chi phí 0đ. Như vậy, việc sớm quản lý và gắn kết với KHTT không chỉ tối ưu chi phí mà còn mang lại nguồn doanh thu bền vững cho các SME. Hiểu lầm 2: Triển khai loyalty làm gia tăng áp lực vận hành cho doanh nghiệp Quan điểm: Triển khai loyalty tăng thêm thao tác cho nhân viên, ảnh hưởng đến chi phí vận hành và chất lượng dịch vụ, nhất là đối với các SME trong ngành ăn uống (F&B). SME nên tập trung vào sản phẩm, dịch vụ cốt lõi hơn là các chương trình chăm sóc “râu ria” (?) Thực tế: Doanh nghiệp không nhất thiết phải là bên triển khai Loyalty trong toàn bộ quá trình. Hiện tại có rất nhiều chương trình loyalty khuyến khích khách hàng tự thao tác – như vậy vừa nhắc nhớ khách về thương hiệu, vừa tạo thói quen tương tác thường xuyên. Các giải pháp loyalty trọn gói cũng ngày càng phổ biến, giảm thiểu áp lực vận hành cho SME khi nhà cung cấp xây dựng chương trình, hỗ trợ triển khai tại cửa hàng (đào tạo nhân viên, hỗ trợ PG, sản xuất POSM…), đồng thời thực hiện truyền thông đa kênh để tối đa hiệu quả. Một số SME F&B như Bánh mì Huynh Hoa, Tàu Hủ Xe Lam hay Bready đã triển khai Loyalty thành công với TAPTAP thông qua các mô hình Bill Scan (khách hàng chụp hình hóa đơn để tích điểm) hay Scan & Earn (khách hàng quét mã QR trên thẻ quà). TAPTAP cũng chủ động thực hiện các tương tác online-to-offline (thông báo nhắc nhớ trên app, minigame trên fanpage, sự kiện quy mô lớn…) để thêm gắn kết cảm xúc giữa thương hiệu – khách hàng, nhờ vậy đã mang lại kết quả khả quan cho các SME này trong việc thu hút khách hàng quay lại. Hiểu lầm 3: Ngân sách quà tặng phải lớn thì chương trình loyalty mới hấp dẫn Quan điểm: Chương trình loyalty phải cho khách hàng quà tặng thật giá trị hoặc nhiều ưu đãi giảm giá mới đủ thu hút họ quay lại – điều này thường không phù hợp với ngân sách của SME (?) Thực tế: Lòng trung thành của khách hàng là sự ưu ái gắn bó mà doanh nghiệp không thể đơn thuần mua bằng tiền: khách hàng quay lại vì 1 voucher hấp dẫn nhất thời sẽ khó có sự gắn kết dài lâu với doanh nghiệp. Thay vì bỏ ngân sách lớn để đưa ra thật nhiều ưu đãi giảm giá cho hàng loạt khách hàng, những phần quà độc quyền, giá trị dành riêng cho từng nhóm khách hàng khác nhau sẽ tạo động lực quay lại thường xuyên hơn. Lúc này, ngân sách của SME cũng tối ưu hơn vì được sử dụng cho đúng đối tượng và đúng mục đích. Hoặc SME cũng có thể lựa chọn tham gia các liên minh loyalty như TAPTAP để đa dạng hóa kho quà mà vẫn đảm bảo ngân sách khi chia sẻ chi phí ưu đãi với các doanh nghiệp khác. Chương trình “Tuần lễ vàng tích điểm” tại Vạn Hạnh Mall với sự tham gia của hơn 70 thương hiệu Một chương trình KHTT hiệu quả có thể giúp doanh nghiệp hình thành lợi thế cạnh tranh. Thay vì đắn đo và chờ đợi, SME hãy sớm bắt tay vào xây dựng một chiến lược loyalty phù hợp với nhu cầu và kế hoạch phát triển lâu dài của mình.

March 22, 2023

|
Case Study, Blog

Chăm sóc khách uống đậu má thời 4.0 – Tiếp cận trẻ trung, linh hoạt quà tặng

Sau hơn một năm chăm sóc khách hàng với TAPTAP Vietnam, Đậu Má Mix đã có được tỷ lệ khách hàng quay lại khả quan nhờ tính linh hoạt trong giải pháp của TAPTAP – phù hợp với quy mô, đặc điểm kinh doanh và nhu cầu từng thời điểm của nhà Đậu. Ra mắt vào năm 2016 và đến nay đã có gần 10 cửa hàng tại TP.HCM, chuỗi thức uống Đậu Má Mix được nhiều người trẻ ưa chuộng nhờ sự kết hợp sáng tạo giữa đậu nành và rau má. Sở hữu lượng khách hàng đáng kể, tuy nhiên như rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ khác (“SME”), nhà Đậu cũng gặp không ít trở ngại trong việc thiết kế và triển khai một chương trình khách hàng thân thiết (“KHTT”) hấp dẫn để nhận diện, chăm sóc và thu hút khách hàng quay lại mà vẫn đảm bảo hiệu quả vận hành tại cửa hàng. TAPTAP giúp nhà Đậu chăm sóc khách hàng qua chương trình tích điểm Scan thẻ QR nhận ngay quà tặng và tích điểm cho toàn bộ đơn hàng mua mang về Hợp tác Đậu Má Mix x TAPTAP diễn ra giữa đỉnh điểm đại dịch vào năm 2021 với nhiều hạn chế di chuyển và phong tỏa. Khi tình hình kinh doanh bị ảnh hưởng ít nhiều, việc duy trì tương tác là một trong những ưu tiên của nhà Đậu để nhắc nhớ và giữ kết nối với các khách hàng hiện hữu. Cùng với TAPTAP, Đậu Má Mix triển khai chương trình KHTT thông qua mô hình thẻ quà tặng (Scan & Earn), cho phép khách hàng quét mã QR trên thẻ cứng được đính kèm trong đơn hàng để nhận điểm VUI hoặc voucher độc quyền cho lần mua hàng sau. Các mẫu thẻ Scan & Earn Scan & Earn phù hợp với hình thức mua mang đi/giao hàng của Đậu Má Mix, đảm bảo tiếp cận tất cả các khách hàng bất kể qua kênh bán nào. Đặc biệt, đây là mô hình đơn giản về kỹ thuật với thời gian triển khai nhanh, hạn chế phát sinh vận hàng cho cửa hàng, vì thế rất lý tưởng cho quy mô SME cũng như thời điểm dịch khi các giải pháp đòi hỏi sự tức thời. Thậm chí đến thời điểm hiện tại khi hình thức giao hàng tận nơi vẫn đang và sẽ là xu hướng tiêu dùng chiếm ưu thế, Scan & Earn càng chứng minh được hiệu quả của mình. Ngoài ra, thẻ QR được thiết kế kỹ lưỡng với các mẫu mã khác nhau, đóng vai trò như một tài liệu marketing trực tiếp cho nhà Đậu. 21% khách hàng quay lại từ Scan & Earn phát sinh thêm giao dịch Kết hợp truyền thông online với các hoạt động quảng bá quy mô tại cửa hàng Đậu Má Mix, chương trình chăm sóc với TAPTAP đã được đông đảo khách hàng đón nhận. Giai đoạn cao trào của chương trình cho thấy cứ khoảng 6 khách mua hàng thì có 1 khách hàng quét thẻ QR. Sau hơn một năm triển khai, tỷ lệ khách hàng quay lại của Đậu Má Mix đạt 21% – một kết quả khả quan khi so với tỷ lệ trung bình của các doanh nghiệp có đặc thù tương tự trên TAPTAP. Thị trường mở cửa sau dịch, chương trình còn thu hút thêm các khách hàng mới: trong 8 tháng đầu năm 2022, hơn 10% khách hàng thân thiết của nhà Đậu đến từ các thương hiệu khác trên TAPTAP – cho thấy tiềm năng bán chéo khi là một phần của liên minh TAPTAP. Đậu Má Mix rất vui được hợp tác làm việc với TAPTAP. Từ những ngày đầu hợp tác với TAPTAP đã thấy được hướng đi của TAPTAP mang lại hiệu quả về lâu dài và dễ kết nối các doanh nghiệp. Thiết kế đẹp mắt, dễ gây ấn tượng với nhóm khách hàng trẻ. Anh Thái Như Hớn, CEO của Đậu Má Mix Hoàn tất tích hợp sâu để chăm sóc khách hàng toàn diện, tiến tới chương trình KHTT quy mô lớn Chương trình KHTT thực thụ không chỉ đơn thuần là tích điểm đổi quà, mà là một trải nghiệm cá nhân hóa để kết nối sâu sắc với khách hàng bằng những hình thức tri ân thật sự ý nghĩa và giá trị. Sau hơn một năm triển khai Scan & Earn, nhận diện được các nhóm khách hàng thân thiết và thực hiện các hoạt động tri ân cơ bản, Đậu Má Mix x TAPTAP đã quyết định bổ sung thêm mô hình tích hợp với mục tiêu chăm sóc từng nhóm khách hàng một cách sâu sắc hơn. Sự linh hoạt của giải pháp TAPTAP một lần nữa được phát huy: dự kiến ra mắt vào cuối năm 2022, mô hình tích hợp bổ trợ cho mô hình Scan & Earn hiện hữu, mang đến cho khách hàng thêm lựa chọn tích điểm bằng cách đọc số điện thoại khi mua tại cửa hàng. Thông tin đơn hàng được ghi nhận và phân tích chi tiết để mở rộng hiểu biết về từng nhóm khách. Từ đó, TAPTAP hỗ trợ Đậu Má Mix thử nghiệm các chương trình chăm sóc khách hàng để xác định loại ưu đãi phù hợp nhất cho từng nhóm nhằm gia tăng tỷ lệ quay lại, hay thử nghiệm các nội dung & thời điểm truyền thông cá nhân hóa để củng cố tình cảm của khách quen với nhà Đậu.

October 25, 2022

|
Blog, Case Study
BlogTPC Cover

Bí quyết để The Pizza Company tăng tỷ lệ khách hàng quay lại đến 60%: Cá nhân hoá & đổi mới trải nghiệm khách hàng

Ngành dịch vụ nhà hàng và ăn uống (F&B) chịu nhiều thách thức lớn sau đại dịch COVID-19 với chi phí tăng nhanh và nhu cầu khách hàng dịch chuyển khi các kênh trực tuyến và thói quen tiêu thụ tại nhà ngày càng phổ biến. Câu hỏi lớn đặt ra là làm thế nào để đảm bảo doanh thu và duy trì khách hàng quay lại trong bối cảnh kinh tế biến động? Sau 2 năm hợp tác cùng TAPTAP Vietnam giữa bất ổn đại dịch, chuỗi nhà hàng The Pizza Company đã có được sự tăng trưởng doanh thu rõ ràng bên cạnh các trải nghiệm mới lạ và sáng tạo cho khách hàng.  Bắt đầu từ “liên minh nhỏ” để bán chéo giữa các thương hiệu trong cùng công ty The Pizza Company (“TPC”) là chuỗi nhà hàng pizza phong vị Ý với hệ thống hơn 70 cửa hàng khắp cả nước, trực thuộc QSR Việt Nam – một trong những công ty hàng đầu về dịch vụ chuỗi nhà hàng tại Việt Nam. Năm 2019, TPC gia nhập chương trình khách hàng thân thiết “QSR VIP Club” cùng với các thương hiệu F&B khác của QSR: khách hàng được tích điểm sau mỗi lần giao dịch và dùng điểm để quy đổi thành voucher tại tất cả các thương hiệu thuộc QSR. Nhận thấy lợi ích bán chéo (cross-sale) từ mô hình liên minh, năm 2020, TPC đã bắt tay cùng TAPTAP – tận dụng danh mục thương hiệu lớn và nền tảng kỹ thuật hoàn thiện sẵn có, với mục tiêu mở rộng phạm vi và quy mô các hoạt động khuyến mãi, gắn kết, tri ân khách hàng nhằm thúc đẩy kinh doanh hiệu quả hơn. TAPTAP hỗ trợ cá nhân hóa để thu hút khách hàng quay lại TPC Tham gia chương trình khách hàng thân thiết TAPTAP, khách hàng của TPC được tích điểm VUI và đổi ưu đãi hấp dẫn từ hơn 140 thương hiệu khác nhau, bên cạnh ưu đãi từ các thương hiệu F&B khác trong QSR. Lựa chọn đổi điểm đa dạng này, bao gồm các khuyến mãi từ chính TPC, là bước đầu khuyến khích tương tác thường xuyên của khách hàng với TPC, đồng thời thu hút thêm khách hàng mới từ các thương hiệu khác trong TAPTAP.    Dựa trên phân tích dữ liệu, TAPTAP đảm bảo khuyến mãi được đề xuất theo đúng nhu cầu của các nhóm khách hàng TPC khác nhau để tối ưu tỷ lệ đổi ưu đãi. Kết hợp với lựa chọn thông điệp phù hợp và nội dung phong phú, mới mẻ qua POSM, mạng xã hội, thông báo (push notification), TAPTAP giúp nhắc nhở khách hàng về TPC vào đúng thời điểm, tạo động lực để họ trở lại mua hàng. Linh hoạt chuyển đổi giải pháp từ offline đến online và đổi mới trải nghiệm khách hàng Trong thời điểm hạn chế di chuyển và phong tỏa, TPC và TAPTAP đã nhanh chóng triển khai chiến dịch thẻ quà tặng (Scan & Earn) cho phép khách hàng quét mã QR trên thẻ cứng được đính kèm trong đơn hàng giao tận nơi để nhận VUI hoặc voucher bất ngờ. Trong giai đoạn này, TPC và các thương hiệu khác trên TAPTAP đã mở chiến dịch kêu gọi khách hàng dùng điểm VUI tích được (TAPTAP quy đổi thành hiện kim) để quyên góp thiết bị bảo hộ cho các y bác sỹ tuyến đầu chống dịch. Việc linh hoạt chuyển đổi hình thức tích đổi điểm không chỉ đảm bảo quyền lợi của thành viên thân thiết khi họ không thể đến trực tiếp cửa hàng, mà còn làm mới trải nghiệm, đảm bảo tính thời điểm và ý nghĩa gắn kết, từ đó tạo thêm sự hứng khởi và duy trì tương tác để khách hàng tiếp tục đi cùng với thương hiệu TPC.     Kết quả khả quan là cơ sở cho các tham vọng tương lai Hợp tác với TAPTAP đã mang lại các kết quả doanh thu khả quan: TPC ghi nhận 57% khách hàng của họ quay lại. Các khách hàng có ứng dụng TAPTAP tăng tần suất giao dịch khoảng 1.3 lần so với nhóm khách hàng không sử dụng TAPTAP, và các khách hàng sử dụng ưu đãi TAPTAP tăng trưởng doanh thu ròng 58%.  “QSR là một trong những đối tác đầu tiên tin tưởng tham gia TAPTAP. Kết quả kinh doanh tăng trưởng đáng kể trong thời gian đồng hành là dấu hiệu tích cực cho những kế hoạch tham vọng sắp tới. Điển hình như The Pizza Company, hợp tác với TAPTAP cho thấy tỷ lệ khách hàng quay lại gần 60%, là cơ sở tăng doanh thu cho nhãn hàng. Bên cạnh đó, phản hồi từ phía khách hàng rất khả quan, giúp trải nghiệm của họ vui và đặc biệt hơn, thêm lý do để gắn bó với nhãn hàng.” Anh Lê Hoài Nam, COO, QSR Việt Nam

August 23, 2022

|
Case Study, Blog